Tìm hiểu về màn hình? Sự liên quan giữa card đồ họa và màn hình, các công nghệ chống xé hình V-Sygn, G-Syrn và Free-Sygn là gì?

Bạn đã hiểu về màn hình của mình? Về sự liên quan mật thiết giữa card đồ họa và màn hình?

Thế nào là tần số làm tươi, tần số khung hình và độ mượt mà khi chơi game phụ thuộc vào những gì? 

Phân biệt V-sync, G-sync và Freesync?

Đầu tiên hãy tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản về màn hình và card đồ họa.

 

- Tần số làm tươi- Refresh Rate:

Tần số làm tươi một khái niệm quan trọng của màn hình, nó  là khả năng làm mới hình ảnh trên mỗi giây . Bởi chuyển động thực ra là sự khác biệt giữa các khung hình, tần số làm tươi sẽ đặt một giới hạn cứng lên tần số khung hình có thể thấy được. Tần số làm tươi không phải giống như tần số khung hình. Tần số làm tươi là một thuộc tính của màn hình, trong khi tần số khung hình là một thuộc tính của thông tin đang được gửi đến màn hình đó.

tần số làm tươi

Nếu bạn có thể chạy một tựa game ở 100 khung hình/giây, bạn sẽ thấy được lợi thế thực sự khi chơi nó trên một màn hình có thể làm tươi được 100 lần mỗi giây. Nhưng nếu bạn xem một bộ phim ở 24 khung hình/giây, màn hình dù có tần số làm tươi cao hơn cũng không mang lại sự khác biệt.  

 Ví dụ nếu như 1 màn hình có tần số quét là 60hz đồng nghĩa với nó có khả năng làm lươi hình ảnh được 60 lần trên giây. Tương tự  đối với các màn hình có tần số quét cao hơn như 75hz, 120hz,m 144 hz, 244hz. Như vậy nếu tần số quét càng cao thì chất lượng hình ảnh truyền tải tới mắt người dùng sẽ càng chân thực, mượt mà và rõ nét hơn rất nhiều. Ngược lại tần số quét càng thấp thì hình ảnh của bạn có thể bị nhòe đi, chuyển động không chân thực ( cảm giác như cứng ngắt hoặc giật lag).

Mắt người có thể nhận được thông tin hình ảnh liên tục rất cao, thời gian lưu anh đối với mỗi người là khác nhau nhưng với độ sáng trung bình thì thời gian trung bình là 16,67ms tức 60fps. Chính vì thế mà tần số 60hz là tần số cơ bản của đa số các màn hình.

- Tần số khung hình hay FPS (Frames – per – second) là gì?

FPS là cụm từ viết tắt của Frames – per – second, chỉ số khung hình trên mỗi giây. FPS là thông số đo lường số lượng hình ảnh mà bộ xử lý đồ họa (GPU) có thể kết xuất (render) và hiển thị mỗi giây trên màn hình của bạn.

gtx1070ti-zotac-mini

Card đồ họa của bạn càng mạnh thì khả năng Render ( kết xuất file hình) càng cao trên mỗi giây. Tùy vào từng loại game, hiệu ứng đồ họa, chất lượng hình ảnh của game mà khả năng kết xuất của card đồ họa là khác nhau.

Ví dụ card Asus RX570 Rog Strix  4GB đối với tựa game CS:GO cho tần số khung hình trung bình là  220 FSB, còn đối với tựa game Dota2 khung hình trung bình chạy theo chỉ số trong game là 144 FPS.

- Đâu là thang điểm cho FSB?

Mắt là một cơ quan tiên tiến, có thể cảm nhận được sự mượt mà của chất lượng hình ảnh, nhưng sẽ rất khó nói rõ được sự khác biệt của những khung hình hiển thị trong một vài giây. Trong tiêu chuẩn phần cứng công nghệ, FPS được chia thành các mức độ và đánh giá như sau:

– 30 FPS: hướng đến các ứng dụng game cầm tay (console) và các game trên PC cấp thấp. Với chỉ số 30 FPS có thể coi là tạm chấp nhận được, nhưng nếu chúng giảm sâu xuống dưới khoảng 20 FPS thì sẽ có hiện tượng giật lag, không ổn định.

– 60 FPS: là mức setting chuẩn của các tựa game hiện nay đưa ra. Ở mức độ này, bạn sẽ loại bỏ được các tình huống trask game, điều này thể hiện rõ nhất khi trải nghiệm 2 game phổ biến nhất hiện nay là PUPG và LOL.

fsb là gì

– 120 FPS: tốc độ này thường xuất hiện ở các dòng màn hình 120 GHz trở lên, kèm theo card đồ họa “sịn sò”. Chất lượng hình ảnh lúc này sẽ được cải thiện đáng kể, mượt mà và sắc nét hơn, từ đó sẽ nâng cao chất lượng trải nghiệm game.

– 240 FPS: đây là tốc độ khung hình cao nhất, thường chỉ gặp ở những thiết bị siêu cấp, siêu phẩm sở hữu phần cứng mạnh mẽ.

Chỉ số FPS càng cao thì mắt người càng khó phân biệt, vì số lượng khung hình xuất hiện “quá nhiều” trong 1 giây hiển thị. Con người có thể phân biệt được sự khác biệt giữa 30 FPS và 60 FPS nhưng ở tốc độ 120 FPS – 240 FPS thì rất khó để phân biệt và so sánh khi ở cạnh nhau.

Về cơ bản, đánh giá các thông số FPS như sau:

– 30 FPS: thích hợp với các game đơn lẻ

– 60 FPS: thích hợp game đối kháng, giúp cải thiện thời gian phản ứng – là yếu tố mấu chốt để giành phần thắng.

– 120 FPS: dành cho những game thủ chuyên nghiệp, đòi hỏi cạnh tranh gắt gao, có thể là trong thi đấu game

– 240 FPS: cũng dành cho game thủ chuyên nghiệp, tuy nhiên những cải tiến so với 120 FPS không đáng kể và khó nhận biết.

- Sự liên quan giữa tần số làm tươi của màn hình và tần số khung hình của card đồ họa? Hiện tượng xé hình ?

Đối với game thủ, tần số làm tươi là  một vấn đề về hình ảnh được cập nhật ở những khoảng thời gian cố định (interval), còn bộ xử lí đồ họa (GPU) lại có thời gian dựng khung hình rất khác nhau, có lúc chậm lúc nhanh tuỳ theo chất lượng hình ảnh. Kết quả là hình ảnh cho mỗi khung hình phải thay đổi liên tục. Nếu một khung hình có tần số quét trung bình thì sẽ thấy hình ảnh bị răng cưa, đó là hậu quả của màn hình hiển thị một phần của khung hình cũ và một phần của khung hình mới gây ra hiện tượng xé hình.

Vậy hiện tượng xé hình là gì?

Hiện tượng “xé hình” nghĩa là khi một khung hình bị “rách” ra làm nhiều mảnh, tạo ra những khung hình không hoàn hảo và gây khó chịu cho người dùng.

Hiện tượng này xuất hiện là do tần số quét của màn hình không đồng bộ với số khung hình (mức FPS) của GPU xuất ra, làm cho các khung hình bị chồng chập lên nhau, khung mới đè lên khung cũ. Thế nên để loại bỏ chúng thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là dùng một biện pháp nào đó để giúp cho tần số quét và mức FPS bằng nhau.

hiện tượng xé hình

Tình trạng xé hình dễ gặp thấy khi màn hình và FPS không ổn định

--------------------------------------------------------------------

Các công nghệ chống xé hình? V-Sygn, G-Syrn và Free-Sygn?

V-Sync

Đây là công nghệ dễ tiếp cận nhất. Gần như tất cả các tựa game hiện nay đều hỗ trợ công nghệ này. Khi bật V-Sync lên, GPU sẽ chỉ xuất ra đúng số FPS trùng với tần số quét màn hình của bạn mà thôi, từ đó mà số khung hình được đồng bộ hóa. GPU xuất ra khung hình nào thì màn hình sẽ hiển thị khung hình đó, loại bỏ được việc các khung hình chồng chập lên nhau nên sẽ bỏ được việc xé hình.

hien-tuong-xe-hình

Tuy nhiên, công nghệ này lại có một vấn đề cố hữu. Khi GPU của bạn luôn đủ sức mạnh để xuất ra được số FPS cao hơn tần số quét của màn hình thì không sao, V-Sync sẽ hoạt động hoàn hảo. Còn nếu GPU của bạn xuất ra mức FPS thấp hơn tần số quét thì nó sẽ gây ra hiện tượng giật hình.

Ví dụ màn hình bạn có tần số quét 60 Hz thì sức mạnh của GPU sẽ được “khóa” lại để nó chỉ xuất ra đúng 60 FPS. Còn trong trường hợp bạn vào combat khói lửa mịt mù, trong một số thời điểm mà tốc độ xuất hình của GPU chậm hơn tần số quét của màn hình hay nói đúng hơn là tốc độ “vẽ” hình của GPU không theo kịp tốc độ quét khung hình thì lần quét đó sẽ bị bỏ qua và hình ảnh sẽ được hiển thị vào lần quét tiếp theo của màn hình. Và việc đó gây ra cảm giác “khựng khựng” khó chịu và rất dễ nhận thấy, đặc biệt là với những chiếc màn hình có tần số quét thấp.

Còn nữa, ví dụ màn hình của bạn có tần số quét 60Hz thì mỗi khi mức khung hình xuống dưới mức 60 Hz thì hệ thống sẽ giảm mức tần số quét đồng bộ xuống bằng với một ước số nhỏ hơn, ví dụ như 30Hz, 15Hz… Thế nên nó mà drop thì sẽ drop thẳng xuống một nửa hoặc một phần tư mức FPS tối đa luôn chứ không có chuyện giảm đi vài FPS nhé.

G-Sync

Để khắc phục hoàn toàn nhược điểm của thì Nvidia đã cho ra mắt công nghệ G-Sync. Các màn hình hỗ trợ G-Sync phải có một module để giao tiếp với GPU, mỗi khi GPU vẽ xong một khung hình thì nó sẽ báo cho module G-Sync, và khi module G-Sync nhận được tín hiệu thì nó mới cho phép màn hình làm mới hình ảnh. Nhờ đó mà từng khung hình sẽ được xuất ra một cách hoàn hảo và trọn vẹn. Độ trễ cũng thấp hơn V-Sync.

công nghệ G-sync của invidia

Nhược điểm của công nghệ này chính là bạn bắt buộc phải sử dụng GPU của Nvidia mới được. Đồng thời, do dùng module đặc biệt nên các mẫu màn hình hỗ trợ G-Sync cũng sẽ đội giá lên kha khá so với các có cùng thông số kỹ thuật nhưng không trang bị.

Hồi đầu năm 2019, Nvidia đã có động thái “mở cửa” G-Sync, giúp cho tất cả các màn hình hỗ trợ công nghệ đồng bộ khung hình (FreeSync) đều có thể chống xé hình. Công nghệ này được gọi là G-Sync Compatible). Tuy nhiên, màn hình thì cũng có “màn hình this màn hình that”, hiện tại chỉ có rất ít mẫu màn hình đủ tiêu chuẩn để được Nvidia chứng nhận tương thích G-Sync Compatible.

Ngoài ra thì vẫn còn một chuẩn G-Sync nữa là G-Sync Ultimate, đây là những mẫu màn hình có thể nói là “khét” nhất trên thị trường hiện nay, không chỉ chống xé hình hoàn hảo mà còn phải đạt chứng nhận HDR1000 của VESA, vượt qua hơn 300 bài test của Nvidia để được công nhận.

FreeSync

Đây là công nghệ chống xé hình của AMD, màn hình hỗ trợ FreeSync sẽ điều chỉnh tần số quét của nó liên tục trong khoảng cho phép, sao cho trùng với tốc độ xuất hình của GPU (mức FPS) để loại bỏ hiện tượng xé hình. Về cơ bản thì nó dựa trên những tiêu chuẩn công nghiệp chung của AMD và VESA (Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video) nên không cần phải có module độc quyền như G-Sync của Nvidia.

công nghệ free-sync của amd

 

Hiện tượng này xuất hiện là do tần số quét của màn hình không đồng bộ với số khung hình (mức FPS) của GPU xuất ra, làm cho các khung hình bị chồng chập lên nhau, khung mới đè lên khung cũ. Thế nên để loại bỏ chúng thì việc đầu tiên chúng ta phải làm là dùng một biện pháp nào đó để giúp cho tần số quét và mức FPS bằng nhau.

Như vậy giữa card đồ họa và màn hình có qua hệ khá là khăn khít? Việc lựa chọn một màn hình và card đồ phù hợp  phụ thuộc vào nhu cầu của bạn là gì, túi tiền  bao nhiêu mà cân đối nhé :)

 

Tin mới hơn

      Tin cũ hơn